Men vi sinh xử lý nitơ và amoni được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải thủy sản để giảm thiểu nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải. Quá trình này sử dụng các loại men vi sinh có khả năng phân hủy nitơ và amoni thành dạng khí, giúp cải thiện chất lượng nước thải và bảo vệ môi trường.
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI THỦY SẢN
Chế biến thủy sản là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của nước ta. Đem lại giá trị lớn về mặt kinh tế, cải thiện đời sống và thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến thủy sản cũng đặt ra vấn đề lớn về xử lý nước thải thủy sản, đặc biệt là xử lý nito và amoni trong nước thải.
Nguồn phát sinh và tác động của nước thải thủy sản
Nước thải thủy sản phát sinh trong quá trình sản xuất chế biến nguyên liệu thô, tẩm chất phụ gia, các giai đoạn sơ chế, luộc, hấp, vệ sinh dụng cụ, nhà máy,… Các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản (tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, cá basa, cá biển,…) hoặc sản xuất thực phẩm đóng hộp, thực phẩm tươi sống thường xử lý hàng chục tấn thủy sản mỗi ngày, tạo ra nguồn nước thải thủy sản khổng lồ cần được xử lý.
Một số tác động cụ thể của nước thải thủy sản đối với môi trường
– Ô nhiễm không khí: Mùi hôi phát sinh từ nguồn nguyên liệu và các chất thải sau quá trình sản xuất chưa được xử lý, cũng như chất thải đang phân hủy trong nước. Các chất thải hữu cơ trải qua quá trình phân hủy phát mùi hôi ra ngoài môi trường.
– Ô nhiễm chất thải rắn: chất thải rắn phát sinh trong quá trình chế biến (vỏ tôm, vỏ nghêu, xương và nội tạng cá,…) cần được xử lý.
– Ô nhiễm nước thải: Nước được sử dụng trong tất cả các công đoạn sản xuất để vệ sinh nguyên liệu, dụng cụ,… và để chế biến thực phẩm. Nguồn nước sau quá trình sản xuất chứa nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp, có mùi hôi và không thể sử dụng trong quá trình phân hủy.
Thành phần trong nước thải thủy sản
Mức độ ô nhiễm của nước thải thủy sản thường phụ thuộc vào quy mô và phương pháp sản xuất trong các nhà máy. Nước thải thủy sản có thể chứa các chất ô nhiễm sau:
– Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải cao, giàu chất dinh dưỡng (carbonhydrat, protein, lipid,…)
– Hàm lượng COD, BOD, TSS cao
– Khí H2S, NH3
– photphat, nitrat, chất béo, các chất tẩy rửa
– Các vi khuẩn gây bệnh
Quy trình xử lý nước thải thủy sản
1. Nước thải thủy sản sau quá trình chế biến, sản xuất sẽ được xử lý cơ học để loại bỏ các chất thải rắn, chất thải rắn lơ lửng trong nước.
2. Sau đó được xử lý hóa lý để điều hòa nồng độ pH phù hợp cho sự phát triển của hệ vi sinh và tôi ưu cho việc phân hủy các hợp chất hữu cơ trong các bể hiếu khí và kị khí.
3. Kết thúc quá trình hóa lý, nước thải được luân chuyển sang bể kỵ khí UASB để xử lý làm giảm COD, BOD trong nước.
4. Cuối cùng là xử lý bằng tại bể hiếu khí để xử lý chất thải. Xử lý hàm lượng amoni và nito trong nước thải về ngưỡng tiêu chuẩn.
Trong quá trình xử lý nước thải thủy sản, vấn đề thường gặp nhất là việc quá tải chỉ tiêu amoni và nito. Do nước thải từ ngành thủy sản chứa nhiều hợp chất hữu cơ khó xử lý, nồng độ nito và amoni trong nước cao khiến hệ vi sinh không kịp xử lý
Lợi ích của việc sử dụng men vi sinh xử lý nito và amoni trong nước thải thủy sản
Việc bổ sung men vi sinh xử lý nitơ và amoni trong bể hiếu khí sẽ giúp hạn chế việc vi sinh bị chết và giảm tải khi nhà máy tăng sản lượng. Khắc phục tình trạng bùn không lắng trong bể hiếu khí, bị nổi bọt xanh do nồng độ nitơ và amoni trong nước thải quá tải và không được xử lý. Giảm Nito, amoni, BOD, COD, TSS trong nước thải thủy sản.
Men vi sinh xử lý nito và amoni chứa các chủng vi sinh được phân lập đặc biệt, chuyên loại bỏ nitơ tổng, amoni và các tạp chất hữu cơ gây mùi từ nước thải. Dễ dàng thích nghi với nguồn nước thải, đẩy nhanh quá trình phản ứng nitrat hóa và khử nitrat. Cải thiện nồng độ nitơ và amoni trong nước thải, giúp phục hồi hệ thống xử lý.
Ngoài ra, trong men vi sinh còn bổ xung thêm nhiều chủng loại vi sinh khác nhau để tăng tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ khác nhau trong nước thải thủy sản. Hạn chế phát mùi hôi trong nước thải.
MUA SẢN PHẨM MEN VI SINH XỬ LÝ NITO VÀ AMONI – EnviClean AMO
Lý do vì sao nên mua men vi sinh hiếu khí xử lý Nito và Amoni – Enviclean Amo để xử lý nồng độ amoni cho nước thải cao su trong bể hiếu khí =>
Men vi sinh xử lý Nito và Amoni – EnviClean AMO là một sản phẩm chứa các vi sinh vật đặc biệt nhằm loại bỏ Nitơ tổng, Amoni và các tạp chất giàu hữu cơ gây mùi từ nước thải. Sản phẩm này kết hợp các chủng Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter để tạo ra hoạt tính tối ưu và enzyme với hiệu quả xử lý Amoni và Nito cao hơn so với sản phẩm khác trên thị trường.
Men vi sinh xử lý Nito và Amoni – EnviClean AMO dễ dàng thích nghi trong môi trường khác nhau và giúp giảm mùi và nồng độ amoniac trong nước thải đến mức chấp nhận được.
Lợi ích của chế phẩm sinh học xử lý nước thải – EnviClean AMO
1. Tăng cường quá trình Nitrat hóa diễn ra ở bể hiếu khí và quá trình khử Nitrat ở bể thiếu khí.
2. Cải thiện và phục hồi hệ thống hiệu quả.
3. Giảm mùi Amoniac trong hệ thống xử lý nước thải.
4. Giảm chi phí: vận hành và nhân công.
5. giảm Nito, Amoni, BOD, COD, TSS
6. Khắc phục hiện tượng vi sinh bị chết, sốc
7. Khắc phục vấn đề bị nổi bọt, bùn không lắng trong bể hiếu khí
Cách sử dụng men vi sinh xử lý Nito và Amoni
Liều lượng sử dụng dựa trên mức độ tối ưu hóa, tải lượng ô nhiễm , tính chất nguồn thải và các công trình xử lý khác nhau.
Liều lượng chuẩn như sau:
Lưu lượng (m) | Tháng đầu tiên | Tháng thứ 2 trở đi |
---|---|---|
0 – 10 m3 | 2 Pound/Tuần | 1 Pound/Tuần |
< 50 m3 | 4 Pound/Tuần | 2 Pound/Tuần |
< 100 m3 | 6 Pound/Tuần | 3 Pound/Tuần |
< 500 m3 | 8 Pound /Tuần | 4 Pound/Tuần |
< 1000 m3 | 12 Pound / Tuần | 6 Pound/Tuần |
< 3000 m3 | 20 Pound /Tuần | 10 Pound/Tuần |
Khuyến khích: Để đạt hiệu quả tối ưu nên cho vi sinh vào nước, sục khí trong vòng 24-36 tiếng trước khi đưa vào hệ thống
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG AN BÌNH
🏠 Địa chỉ văn phòng: 63/48 đường 9, khu phố 3, P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM, Việt Nam
☎️ Hotline: 0912.511.669.
🌎 Email: [email protected]
🌎 Fanpage: https://www.facebook.com/anbinh.eviclean